Ăn dặm là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng rất đáng. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo bé phát triển tốt là rất quan trọng. Bằng cách tránh những sai lầm phổ biến sau đây, phụ huynh có thể giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và thích nghi với thực phẩm đa dạng.
Cho bé ăn dặm quá sớm hoặc muộn quá
- Nhiều phụ huynh không biết rằng thời điểm bắt đầu ăn dặm cũng rất quan trọng. Bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.
- Nếu cho bé bắt đầu ăn trước 4 tháng tuổi, thời điểm này là quá sớm và hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ có thể gây nên đau bụng và táo bón.
- Nếu cho bé ăn sau 6 tháng, thời điểm này là quá muộn bé có thể không phát triển kỹ năng nhai và nuốt đúng cách. Bỏ lỡ giải đoạn làm quen với thức ăn và các loại thực phẩm khác.
Thực đơn không đa đạng
- Cho bé ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày sẽ làm cho bé bị thiếu chất dinh dưỡng và cảm thấy chán ăn.
- Nên kết hợp các loại thực phẩm rau củ, trái cây, và các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá; v.v…
- Nên đổi món hấp, nấu, v.v… để bé cảm thấy món ăn hấp dẫn và bé ăn nhiều hơn mỗi ngày.
Cho ăn gia vị quá sớm
- Thêm gia vị vào thức ăn cho bé là một trong những sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải. Hệ tiêu hóa của bé chưa đủ trưởng thành để xử lý các loại gia vị mạnh. Để bé làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm, nên hạn chế thêm muối, đường hay gia vị trong giai đoạn đầu ăn dặm.
Môi trường ồn ào
- Cho bé ăn trong môi trường ồn ào, không thoải mái, làm bé mất tập trung ăn và ăn không ngon.
Ép bé ăn
- Đây là sai lầm quan trọng nhất trong việc cho bé ăn. Chi bé ăn quá nhiều hoặc cho ăn những thực phẩm bé không thích, điều đó có thể khiến bé cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ ăn.
Chế biến đồ ăn nhanh
- Không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều đường vào muối, đặc biệt là những thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh và đồ ăn sẵn.
- Nên hình thành cho bé thói quen ăn rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm dinh dưỡng khác ngay từ giai đoạn ăn dặm. Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn thực phẩm của bé trong tương lai, do đó, hãy là tấm gương tốt cho bé bằng cách ăn uống lành mạnh.
Không tạo hứng thú trong bữa ăn
- Trong bữa ăn không nên quát nạt khi bé quay đầu không muốn ăn nếu làm như vậy sẽ làm cho bé cảm thấy áp lực và sợ hãi. Nên tạo cho bé một cảm giác thích thú khi ăn bằng cách làm những trò vui tạo tiếng cười thì khi đó bé sẽ thích thú với việc ăn uống hơn.
Không có sự kiên nhẫn
- Việc quan trọng cho bé ăn là sự kiên nhẫn. Nếu không có sự kiên nhẫn thì rất khó có thể cho bé ăn.
- Khi cho bé ăn dặm, nhiều bậc phụ huynh thiếu kiên nhẫn và mong đợi bé phải ăn ngay lập tức. Tuy nhiên, quá trình làm quen với thực phẩm mới có thể mất thời gian.
Không vệ sinh răng miệng
- Phụ huynh không chăm sóc răng miệng cho bé mỗi lúc lúc cho bé ăn xong hay những lúc sáng sớm ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cho bé đi kiểm tra răng theo định kỳ để tránh việc sâu răng,v.v…
Không tạo thói quen ăn uống đúng giờ
- Nếu không cho bé ăn uống đúng giờ mỗi ngày .
- Không có giờ ăn cố định có thể làm bé mất cảm giác đói và không có thói quen ăn uống lành mạnh.
Dấu hiệu dị ứng
Phụ huynh không theo dõi thực phẩm bé ăn có thể sẽ bị dị ứng. Các dấu hiệu dị ứng như: táo bón, buồn nôn và nôn,…